Đặc điểm Nhịp thơ

Sự phân loại các yếu tố chính có thể được xác định khi phân loại Thơ và Nhịp của nó.

Chất lượng và số lượng Nhịp Thơ

Nhịp của hầu hết các bài Thơ ở phương Tây và một số nơi khác dựa trên cấu trúc của các âm tiết trong các hình thức Thơ cụ thể. Nhịp thơ phổ biến trong Thơ ca Anh được gọi là Nhịp thơ chất lượng, với những âm tiết được nhấn tại các quãng thường xuyên(Ví dụ: Trong Nhịp 5 iambic, thường mọi âm tiết đều được tính). Nhiều nước sử dụng ngôn ngữ Romance dùng sơ cấu(scheme) giống nhau ngoại trừ việc vị trí của một âm tiết nhấn cụ thể(ví dụ âm cuối cùng) cần được cố định. Nhịp của Thơ ca cổ điển Đức về ngôn ngữ như ngôn ngữ miền Bắc nước Đức và tiếng anh cổ về cơ bản là khác nhau, nhưng vẫn duy trì cấu trúc nhấn.

Một vài ngôn ngữ cổ điển, trái lại, sử dụng một sơ cấu khác được biết như “Nhịp thơ số lượng”(“quantitative metre”), với cấu trúc dựa trên độ dày của âm tiết(syllable weight) hơn là khái niệm nhấn. Trong nhịp 6 của anh hùng ca(Dactylic hexameter "heroic hexameter" hay "the meter of epic") trong Thơ ca cổ điển La tin và hy lạp cổ Điển, ví dụ, mỗi 6 “cước” tạo thành dòng “dactyl”(dài-ngắn-ngắn) hay “spondee”(dài-dài): một “âm tiết dài” về cơ bản là một âm tiết được phát âm dài hơn so với âm tiết ngắn: đặc biệt, một âm tiết chứa một nguyên âm dài hay nhị trùng âm(diphthong) hay được theo sau bởi hai phụ âm. Cấu trúc nhấn trong các từ không làm thay đổi Nhịp của Thơ. Một vài ngôn ngữ cổ điển khác cũng dùng “Nhịp thơ số lượng”, như tiếng Phạn và Arabic cổ(nhưng không được sử dụng trong Kinh Thánh Do Thái).

Cuối cùng, các ngôn ngữ không nhấn âm có ít hay không có sự khác nhau về độ dài của âm tiết, như là ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Trung, cấu tạo nên câu thơ chỉ từ số lượng các âm tiết. Hình thức Thơ phổ biến nhất tại Pháp là “Alexandrine”, với 12 âm tiết trong một câu thơ, và tại Trung Quốc với Thơ 5 chữ, là 5 âm tiết. Nhưng vì mỗi chữ Hán chỉ được phát âm với một âm tiết trong một giọng nhất định, Dòng Thơ cổ điển Trung Hoa cũng có nhiều quy luật chặt chẽ được đặt ra, như là luật cân đối hay phép đối ngẫu giữa các dòng.

Cước

Trong Thơ ca truyền thống của nhiều nước phương Tây Nhịp của một bài thơ có thể được mô tả như một chuỗi cước,[1] mỗi cước là một chuỗi đặc biệt của các loại âm tiết – như là sự phụ thuộc vào việc không nhấn/nhấn(quy tắc của Thơ Anh) hay dài/ngắn(hầu hết trong Thơ cổ của Latin và Thơ Hy Lạp).

“Iambic pentameter”, một Nhịp phổ biến trong Thơ Anh, được dựa trên một chuỗi 5 cước iambic hay iambs, mỗi cước chứa một âm tiết không nhấn(ở đây kí hiệu là “x” trên âm tiết) được theo sau bởi một âm tiết nhấn(ở đây kí hiệu là “/” trên âm tiết) – “da-Dum” = “x /”:

Cách tiếp cận để phân tích và phân loại Nhịp thơ này bắt nguồn từ những nghệ sĩ bi kịch và nhà thơ Hy Lạp cổ đại như Homer, Pindar, Hesiod, và Sappho.

Tuy nhiên một vài Nhịp có một Tiết tấu thông dụng với những dòng mà rất khó mô tả nếu sử dụng cước. Điều này thể hiện trong Thơ Sanskrit; xem thêm về cước Vedic và cước Sanskrit. (Mặc dù thể thơ này đôi khi cũng sử dụng cước trong thực tế, “một cước” này dài hơn hay ít hơn một câu). Điều này cũng xuất hiện trong Nhịp của các thể loại Thơ phương Tây, như là câu thơ 14 âm tiết(hendecasyllable) sở trường của Catullus và Martial, những câu thơ này có thể được mô tả như sau::

x x — ∪ ∪ — ∪ — ∪ — —

(với “-“: dài; “∪”: ngắn; và “x x”: có hiểu theo nhiều cách như “-∪” hay “— —“ hay “∪ —")

Phân loại

Foot typeStyleStress patternSyllable count
IambIambicUnstressed + StressedTwo
TrocheeTrochaicStressed + UnstressedTwo
SpondeeSpondaicStressed + StressedTwo
Anapest or anapaestAnapesticUnstressed + Unstressed + StressedThree
DactylDactylicStressed + Unstressed + UnstressedThree
AmphibrachAmphibrachicUnstressed + Stressed + UnstressedThree
PyrrhicPyrrhicUnstressed + UnstressedTwo

[1]Nếu dòng chỉ có một cước, nó được gọi là monometer; hai cước, dimeter; ba cước, trimeter; bốn cước là tetrameter; 5 cước là pentameter; 6 cước là hexameter, 7 cước là heptameter và 8 cước là octameter. Ví dụ, cước đó thuộc loại iambs, và nếu có 5 cước trong một dòng, thì nó được gọi là “iambic pentameter”. Nếu cước là Dactyl và có 6 cước trong một dòng, thì nó được gọi là “dactylic hexameter”.

Điểm nghỉ

Đôi khi chúng ta sẽ dừng một cách tự nhiên tại giữa câu hơn là tại kết thúc của câu đó. Điều này được gọi là một điểm nghỉ. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là bài Thơ “The Winter's Tale” của William Shakespeare; “điểm nghỉ” được kí hiệu bởi dấu ‘/’: 

It is for you we speak, / not for ourselves: You are abused / and by some putter-on That will be damn'd for't; / would I knew the villain, I would land-damn him. / Be she honour-flaw'd, I have three daughters; / the eldest is eleven 

Trong Thơ ca Latin và Hy Lạp, một “điểm nghỉ” là một điểm dừng trong một cước được quy ước bởi một từ. 

“Điểm nghỉ” cũng xuất hiện trong Nhịp thơ theo âm tiết của Thơ ca Pháp và Ba Lan, và thể "osmerac" (octosyllable) và"deseterac" (decasyllable) của những bài thơ dân gian Serbocroatian.

Sự liên tục

Trái với “điểm nghỉ”, sự liên tục là một cấu trúc chưa hoàn chỉnh tại cuối mỗi câu; ý nghĩa vẫn tiếp tục sang câu tiếp theo, không có dấu nghỉ. Cũng lấy ví dụ từ bài Thơ The Winter's Tale của Shakespeare:

I am not prone to weeping, as our sex Commonly are; the want of which vain dew Perchance shall dry your pities; but I have That honourable grief lodged here which burns Worse than tears drown.

Sự đa dạng của Nhịp thơ

Những bài Thơ với một cấu trúc thông dụng về Nhịp thơ thường có rất ít dòng, điều này là đối nghịch với cấu trúc của Nhịp thơ. Một sự biến đổi thường dùng là sự đảo ngược một “cước”, cái mà biến một iamb ("da-DUM") thành một trochee ("DUM-da"). Một phương pháp biến đổi khác là một câu thơ “headless”, nghĩa là bỏ đi âm tiết đầu trong “cước” đầu tiên. Tuy nhiên, có một cách biến đổi thứ 3 gọi là “catalexis”, với việc cuối câu bị rút ngắn đi một cước hoặc hai cước hay một phần. Một ví dụ cụ thể của dạng này là tại cuối mỗi câu trong bài “Keats' 'La Belle Dame sans Merci'”:

And on thy cheeks a fading rose (4 cước) Fast withereth too (2 cước)